Đốt Lò Hương Ấy - Tác giả: Thái Kim Lan

“Đốt lò hương ấy, so tơ phím này”, xin mượn lời thơ của thi hào Nguyễn Du làm đề tựa cho tập sách nhỏ bao gồm những bài viết tưởng niệm về người đã khuất của Thái Kim Lan, mà chính chủ nhân nhà sách Văn Thành – Thanh Nguyên đã nhẫn nại nhiều năm thu thập cho đến hôm nay.

>>> Xem thêm: sach kinh te

Lời thì mượn nhưng ý thì có khác, chỉ xin dùng lời thơ ấy để chỉ bước thời gian phảng phất từ hương ấy cho đến phím này, từ ngẫu nhĩ gặp nhau – như hiện sinh con người chỉ là tình cờ trên trần thế – cho đến khi vĩnh biệt – như định luật tử sinh – giữa hai khoảnh khắc của có và không, dấu chân người đi qua để lại trên đường, có thể cát bụi đã xóa mờ, nhưng bóng hình vẫn còn đó, như hy vọng “hiu hiu gió” trở về trong bao tuyệt vọng não nề, hy vọng còn mãi ngày sau…

>>> Xem thêm: những cuốn sách nên đọc

Mỗi hội ngộ là cuộc chia ly sắp đến theo dòng thời gian miên viễn. Nhưng mỗi vĩnh biệt có thể trở nên điểm đi ngược chiều thời gian, viên thành một cuộc gặp lại mới. Tử sinh bên nhau gang tấc, vũ trụ chúng sinh gần mà xa trong cõi đi về. Hoa tàn để mà khuyết, bèo hợp để rồi tan, người gần để ly biệt. Có thể nào có một khả thể khác hơn? Nhà thơ Đức R.M. Rilke (1875 -1926) đã xem định luật vô thường, trò chơi cay nghiệt của đấng tạo hóa như một mâu thuẫn nguyên sơ của đời người, nhưng chính trong mâu thuẫn ấy, kỳ diệu thay đóa hồng khép cánh… ngủ nhưng động hờ để sơ khai… Khép – Mở trong mùa sen vô trú, vô sanh. Mâu thuẫn tuyệt vọng gây khổ đau, tử biệt sinh ly gây khổ đau, trong cõi mịt mù, vô minh luân hồi ấy, lành thay vẫn còn hồng hoa, vẫn còn liên hoa, những búp sen sẽ mở… Với búp hồng khép mi – như giấc ngủ nghìn thu – nhưng còn ngậm trong mình giờ mãn khai, nhà thơ Rilke đã gặp Phật trong khoảnh khắc sen nở chứng vô sanh “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”.

>>> Xem thêm: truyen tranh manga

Khoảnh khắc sen nở, hồng khai cánh mi… “vô trú”, vô sanh, không còn phụ thuộc dòng chảy thời gian, cũng không ở trong không gian, mà ở nơi chốn khác. R. M. Rilke gọi đó là vùng của nghệ thuật, của thi ca, của âm nhạc. Triết gia Pháp Jean Baudrillard (1929-2007) cho rằng dù cái chết thuộc vào định luật vô thường, dù cái chết là sự biến mất vĩnh viễn, cái đáng nói của sự biến mất trên cõi đời này thật ra là “nghệ thuật của sự biến mất”. Điều gì tác tạo nên nghệ thuật biến mất ấy nếu không chính là nghệ thuật… của sự sống, thể cách hiện hữu của mỗi một con người ở trên trần thế? Mỗi người mang trong mình khả năng nghệ thuật ấy từ bước chân đầu tiên chạm đất như búp hồng – hay như búp sen dính liền với gót chân của Phật – vừa nhú khỏi đài hoa… khép mi hay mở cánh là nghệ thuật của hồng… thấy Phật là công phu của sen vừa sơ khai…

Một triết gia khác cho rằng chính khoảnh khắc con người vĩnh biệt cõi đời mới làm rõ được bản chất của người ấy, rằng cái chết thuộc cõi sống như yếu tố tất định làm nên thể tính người. Không có cái chết… con người chưa là… chính mình. Jacques Derrida (1930-2004), triết gia người Pháp, cho rằng thể văn Ai điếu (Requiem) nằm giữa văn chương và triết học, thuộc lãnh vực triết học mỹ học, trong đó tri thức về một con người được kiện toàn nhất qua cảm xúc của dòng văn… qua trực quan thuần túy đàng sau mọi gặp gỡ so đo ngộ nhận về một con người, về hiện sinh của đời người. Có thể xem Ai văn là cuộc chấn động xảy ra nơi phút cuối cùng của khởi đầu một cuộc khải ngộ nhân ái, ở đó hồng hoa và liên hoa hé mở…

Đốt Lò Hương Ấy bao gồm những khoảnh khắc “so tơ” khai mở cuộc tương ngộ ấy trong miên viễn đi về của nhân sinh. Lời của tiếng tơ ấy xin được như là hơi thở mảnh như tơ của văn chương “tàn tức nhược như ti”, để bóng người ra đi còn mãi… nơi cung bậc của sen, hồng, mâu thuẫn trong veo “đến đi” và… trong tình thương vô hạn…

(Thái Kim Lan)
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment