Hai Người Điên Giữa Kinh Thành Hà Nội - Tác giả: Nguyễn Bính

Câu chuyện bắt đầu bằng một Chủ nhật dạo chơi của hai người bạn từ hai đầu Hà Nội nay về cùng ở trên gác trọ Hàng Dầu chỉ bởi họ chia sẻ với nhau nỗi thống khổ của kẻ thèm yêu nhưng thất tình, thất tình vì không tìm được người con gái nào ưng ý, tình yêu nào sâu sắc, đẹp đẽ, trọn vẹn.

>>> Xem thêm: truyen tranh manga

Với Điệp, đó là sự thất hứa của một nữ sĩ trên sông Thương chỉ vì chàng nghèo, không biện đủ sính lễ cưới xin theo thách cưới của bên nhà gái. Với Tuấn, đó là mối tình bất thành với người con gái yêu hoa ti-gôn.

>>> Xem thêm: sách hay về cuộc sống

Hai Người Điên Giữa Kinh Thành Hà Nội ở khởi điểm như thế, trong cách Điệp trêu Tuấn về bó hoa ti-gôn mà một cô bán hàng mời họ mua trong lúc xuống phố, tưởng chừng là một tác phẩm tiếp vào mạch vụ án văn chương u uẩn và kì bí, khởi đi từ truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu, qua thơ TTKH., đến câu chuyện về người tình ngây thơ tên Khanh của Thâm Tâm, để thành câu chuyện văn chương sôi nổi suốt một thời. Nhưng không, câu chuyện rẽ ngoặt sang ngả khác, để chỉ bỏ lửng cho người đọc một chỉ dấu trên hành trình giải mã thơ về loài hoa tim vỡ, khi Điệp và Tuấn mang hoa đến viếng mộ một trinh nữ chết trẻ ở nghĩa trang dưới mạn Bạch Mai.

>>> Xem thêm: cau chuyen kinh doanh

...Hai Người Điên Giữa Kinh Thành Hà Nội, bằng việc cường điệu sự bất hài hòa trong tình yêu trai gái đương thời, cho ta thấy rõ sự quy chiếu của phương diện giới trong cách nhìn nhận về đời sống. Tự sự về giới trong Nguyễn Bính vì vậy mà phức tạp và thiếu mạch lạc hơn so với Phạm Duy, dù mối quan hệ giữa văn chương và tình ái của họ có nhiều điểm tương đồng. Tự sự của Nguyễn Bính chất vấn nhiều hơn về bản thân và về đời sống, một đời sống với rất nhiều biến đổi của những con người chẳng thể thấu đạt lẽ biến đổi ấy. Có thể do khoảng cách thời gian để chiêm nghiệm về các sự kiện giữa Phạm Duy và Nguyễn Bính khác nhau, và nhiều lý do khác nữa. Song có một điểm quan trọng hơn, những trải nghiệm mà Nguyễn Bính và các văn thi sĩ cùng thế hệ chia sẻ là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, trong cả hiện thực đời sống và hiện thực nghệ thuật, ngay tức khắc dội vào tâm trí văn thi sĩ. Vì vậy mới có hoang mang, cực đoan và phân hóa thành các khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau trong văn chương nghệ thuật không lâu sau khi cảm quan thế giới hình thành cùng sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

“...Còn gì đáng khóc cho bằng ở giữa kinh thành Hà Nội hoa lệ này, con gái đẹp nhiều như rươi, mà có hai thằng thi sĩ phải đi yêu một cái mả lạnh!...”

“Hai đứa chúng tôi sống âm thầm như hai chiếc bóng trên căn gác nhỏ phố Hàng Dầu. Chung quanh tường không được hân hạnh treo một tấm ảnh đàn bà, cầu thang gác không được hân hạnh in một dấu giầy đàn bà. Cũng như trong lòng hai đứa chúng tôi, không được hân hạnh mơ tưởng một người đàn bà nào nữa. Bởi chưng chúng tôi đều ghê sợ đàn bà, ghê sợ yêu đương.

Thật là vô phúc cho kẻ nào lại ghê sợ đàn bà! Như chúng tôi chẳng hạn…

Chúng tôi chính là những người tha thiết muốn yêu bậc nhất, song chúng tôi muốn tìm ở người đàn bà, một tình yêu cao khiết, một tình yêu hoàn toàn. Chúng tôi không thể chịu được thứ tình yêu cẩu thả, thứ tình yêu hồi hộ , thứ tình yêu chốc lát, thứ tình yêu thấp hèn của tụi con gái bây giờ.

Họ không hiểu nổi chữ “YÊU” nên họ đã làm bẩn đục tình yêu…”
Nguyễn Bính
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment